CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA - NGÀY VII TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Ga 1,1-18
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: 1 Ga 2,18-21.
Hỡi các con, đây là giờ sau hết. Các con đã nghe biết là sẽ có phản Kitô đến, thì nay đã có nhiều phản Kitô xuất hiện.
Trong đoạn này, Thánh Gioan cảnh giác các Kitô hữu chống lại “các tiến sĩ giả”. Lá thư này rõ rệt nói tới các cộng đoàn đang phải trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng. Từ trong các cộng đoàn này nổi lên các “Ki tô hữu" muốn rao truyền Chúa Kitô mà Gioan phẩm bình là “các phản Kitô". Người nói số này đông lắm.
Họ ở giữa chúng ta mà ra, nhưng không thuộc về chúng ta, vì nếu họ thuộc về chúng ta, thì họ vẫn còn ở với chúng ta.
Vào thời khủng hoảng không tránh được những khiếm khuyết.
Các “tiến sĩ giả" đã từ bỏ cộng đoàn. Ta nhận ra họ nhờ dấu này: là người đã được rửa tội, hay là linh mục họ tách lìa khỏi Giáo hội.
Chính Chúa Giêsu trước hết, đã loan báo những việc này: nếu người ta nói "Chúa Kitô đây" hay “Ngài đó”, các con đừng tin. Sẽ có những Kitô giả và tiên tri giả trỗi dậy và chúng làm những dấu thiêng lớn lao và những điềm lạ, đến nỗi nếu có thể thì lừa gạt được cả những kẻ đã được chọn (Mt 24,24).
Từ những bản văn thuộc loại này, thật nguy hiểm nếu chúng ta tách biệt ra khỏi người lành kẻ dữ, các tín hữu và các người rối đạo. Nhưng những lời thần linh này đòi chúng ta phải thận trọng đối với chân lý, với việc thuộc về Giáo hội.
Nếu họ thuộc về chúng ta, thì họ vẫn còn ở với chúng ta.” Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người hôm nay cũng như ở mọi thời đang bị cám dỗ lìa bỏ Giáo hội.
Còn các con, các con được Đấng Thánh xức dầu, và các con biết mọi sự.
Đằng khác, hiệp thông với Giáo hội, chúng ta có hai dấu chỉ:
Đời sống bí tích, biểu trưng bằng việc xức dầu...
Sự chính trực về giáo thuyết, sự hiểu biết”.
1.Bí tích không phải là một nghi thức phù phép và máy móc để thuộc về Thiên Chúa. Cần nhận biết rằng: Chính Thiên Chúa hành động trong ta. Đấy là một hành động của Thiên Chúa trong ta. Bởi Người, chúng ta biết rằng, chúng ta không thể tự cứu mình. Đấng chí thánh đã xức dầu thánh hiến các con. Không phải con người tự thánh hiến. Chính Thiên Chúa thánh hiến họ.
Đầy có phải là thái độ thâm sâu của tôi đối với các bí tích không?
Tôi có khiêm tốn đặt mình trước mặt Chúa như một người nghèo không?
Một trong các đặc tính của tiến sĩ giả, Kitô giả là kiêu căng, quá tự tin và tự mãn.
2 . Đức tin nhận biết Thiên Chúa là đấu chỉ thứ hai thuộc về Giáo hội. Đức tin và bí tích liên kết với nhau
Đức tin làm cho bí tích có sức mạnh và ý nghĩa.
Chính Chúa Thánh Thần hành động chứ không phải “cử chỉ”bên ngoài. Rửa tội cho một người không tin là điều cấm và không có ý nghĩa gì... rước lễ mà không có đức tin là một cử chỉ trống rỗng.
Bí tích làm cho đức tin nên mạnh mẽ: dấu chỉ bề ngoài, hữu hình được lập lại trong nhiều bí tích tăng cường và nuôi dưỡng đức tin.
Vào ngày cuối cùng này trong năm, tôi tự hỏi về thái độ sâu xa của tôi đến với Giáo hội... với các Bí tích... với Đức tin. Lạy Cha, xin thêm đức tin cho chúng con.
Bài đọc II: Ga 1,1-18
Trang này của Thánh Gioan, là một trang trọn vẹn, không cần phải thêm điều gì. Một vài gợi ý dưới đây không muốn đóng khung hay giản lược suy gẫm, mà hơn bao giờ nó chỉ có thể mang tính cá nhân.
Từ nguyên thủy
Lời đầu tiên của Tin Mừng giúp ta trở về tới nguồn mạch mọi sự. Bằng một cú vỗ cánh thật lạnh, chim phượng hoàng Thánh Gioan bay, bay lên... rất cao, đến nỗi không còn thấy chân trời nữa, và với một cái nhìn thấu suốt, nó vượt qua mọi giới hạn, tới sự khởi đầu của thời gian.
Đã có…
Động từ này thường dùng để chia nhịp câu thơ... 'Đó là từ rất đơn giản và cốt yếu nhất: hiện hữu, điều kiện là tất cả những gì còn lại. Động từ này, ở thể không hoàn toàn gợi lên cách trực tiếp một sự kéo dài bất biến, không thể xác định được. Trong khi cầu nguyện, tôi có thể đọc lại những lời này . Từ nguyên thủy đã có và thường nếm sự phong phú sâu sắc của chúng, bằng cách để mình đi tới thật xa xôi mà chúng gợi lên.
Ngôi Lời"... "Logos"... "Lời"... ' "Truyền thống"... "Diễn tả”... Khôn ngoan... Hành động.
Tiếp ngay sau , Gioan gọi Đức Kitô là “Logos" bằng tiếng Hy Lạp.
Đó là một từ hầu như không thể dịch sang tiếng Pháp.
Vì thế, chúng tôi đã tạm dùng những từ khắp gần nghĩa, để giúp nắm bắt ý nghĩa vượt trên những từ thông thường. Từ Logos đã được sử dụng do suy tư triết học Hy Lạp (Lời có phải là một trong những điều kỳ diệu của con người, cũng là khả năng của con người, là khả năng tương quan, là cách diễn tả sự hiểu biết). Nhưng Thánh Gioan rất: có thể đã sử dụng" từ này để liên kết với toàn thể trào lưu lớn nhất của văn chương Kinh thánh coi sự khôn ngoan như cách diễn tả chính Thiên Chúa: Sách Châm Ngôn 8,23-36 có ghi: "Ta, khôn ngoan, từ đời đời Ta đã được tấn phong, ngay từ đầu trước khi đất khai sinh. Khi các hỗn mang chưa có, Ta đã được sinh ra... Khi Người vạch nền móng của đất, Ta ở bên Người như đứa trẻ được quý mến, và ngày ngày ta là nguồn vui, sướng của Người, chơi giỡn trước mặt người mọi thời, chơi giỡn trên mặt đất và tìm thấy vui thú nơi con cái loài người. (Cf Gv 24, 1-22).
Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời. Là Người Con người muôn thuở từ Chúa Cha đến, Đức Kitô là sự 'diễn tả' trọn vẹn của Chúa Cha là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" (Pl2,6), là phản ảnh của vinh quang Chúa Cha" (Dt 1,3). Chúa Giêsu là sự tỏ hiện tuyệt vời... của Thiên Chúa cho nhân loại" (I Ga 1,2).
Ngôi Lời = Diễn tả + Hành động... Lời tác động
Và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng của Thánh Gioan, chỉ có hai lần Chúa Giêsu được nêu đích danh như "Thiên Chúa" .. ở đây trong câu đầu tiên: là qua lời nói của Tôma, trong chương cuối cùng (Ga 20,28). Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!” Toàn thể Tin Mừng nằm giữa hai lời tuyên xưng này.
Mọi vật đều do Người làm nên. Điều đã thành sự nơi Người là sự sống.
Cuộc tạo thành vũ trụ là “tác động". đầu tiên, là cử chỉ đầu tiên, là “sự diễn tả" Thiên Chúa đầu tiên. Trước tiên, đó là cuộc sáng tạo kỳ diệu mạc khải Thiên Chúa vô hình..
Mọi vật: Tối thượng quyền trên vũ trụ.
Không có Ngài, không sự gì được tạo thành: Ảnh hưởng phổ quát.
Không gì: Không có gì ở ngoài Chúa Ki tô. .
Người vẫn ở trên thế gian... Người đã đến nhà các gia nhân Người… Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể…
Thiên Chúa ở giữa loài người. Thiên Chúa đang hành trình trên con đường của chúng ta... Thiên Chúa đang ở góc phố của tôi . Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi.
Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này… Nhưng thế gian đã không nhận biết Người. Phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người! thì Người cho họ được quyền trở nên Con Thiên Chúa.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Lời tựa Tin Mừng của thánh Gio-an
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Bài Tin Mừng cao siêu, mầu nhiệm và oai nghiêm này, quen được gọi là Tự Ngôn của thánh Gio-an. Các tín đồ ngày xưa có lòng qúi mến và tôn trọng bài Tự Ngôn đó, thậm chí có người biên chép và mang trong mình luôn như một món đồ có sức thiêng liêng phù hộ. Sự tôn sùng này trở thành như một tục lệ kéo dài từ thế kỷ thứ 5, thời thánh Gio-an Kim Khẩu, đến thế kỷ 16. Thay vào tục lệ này, năm1570, Đức Piô V truyền cho các linh mục đọc bài Tin Mừng này hàng ngày vào cuối mỗi thánh lễ.
2. Một vài học giả khám phá ra trong Tự Ngôn một thứ pa-ra-bôn: Ngôi Lời xuất phát từ Thiên Chúa, nên sau khi xuống thế nhờ mầu nhiệm Nhập Thể, Ngôi Lời trở về với Thiên Chúa, đúng như lời Đức Giê-su nói về chính mình trong Ga 16,28 :”Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha”.
3. Bài Tự Ngôn này chia ra làm hai phần đối chiếu nhau:
- 1-2: Ngôi Lời hiện diện với Thiên Chúa.
- 18: Con Một trong cung lòng Chúa Cha.
- 3: Vai trò của Ngôi Lời trong công cuộc tạo dựng.
- 17: Vai trò của Ngôi Lời trong công cuộc tái tạo.
- 4-5: An huệ ban cho nhân loại : sự sống và ánh sáng.
- 16: An huệ ban cho nhân loại phát xuất từ nguồn sung mãn của Ngôi Lời làm người.
- 6-8: Lời chứng của Gio-an Tẩy Giả về Đức Ki-tô.
- 15: Lời chứng của Gio-an Tẩy Giả về Đức Ki-tô.
- 9-11: Những lần Ngôi Lời đến thế gian.
- 14: Biến cố nhập thể, Ngôi Lời đến thế gian.
- 12-13: Nhờ Ngôi Lời nhập thể, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa.
Câu này được coi như bản lề ở giữa hai phần đối chiếu nhau, là trung tâm của bài Tự Ngôn.
4. Bài Tin Mừng này cho ta biết về Đức Giê-su là ai:
- Đức Giê-su là Ngôi Lời Thiên Chúa, từ trước vô cùng, Người vẫn ở cùng Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa.
- Đức Giê-su đã tạo dựng mọi sự: Người là sự sống và là ánh sáng soi cho mọi người qua các thế hệ, trực tiếp hoặc gián tiếp của tạo vật, của lịch sử, của lề luật hay tuyên sấm của các tiên tri.
- Tự đầu trong các dân tộc, cũng như trong dân riêng của Chúa, có nhiều kẻ ưa tối tăm hơn ánh sáng nên đã không tin theo Người, tuy nhiên họ không dập được ánh sáng ấy.
- Và khi ánh sáng ấy nhập thể, xuất hiện ở trần gian, thì Thiên Chúa đã sai Gio-an Tẩy Giả đến giới thiệu Người cho dân chúng. Và trong dân Do Thái cũng như dân ngoại có nhiều kẻ không nhìn nhận Người. Trái lại, những kẻ nhìn nhận Người, thì Người ban cho họ ơn tái sinh làm con Thiên Chúa.
5. Gio-an làm chứng rằng:
6. Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc xác thịt người phàm và đã ở giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang của Con Một Thiên Chúa Cha, đầy dẫy ân sủng và chân lý: làm chứng về Đức Giê-su là Đấng cứu thế ra đời làm người để cứu chuộc nhân loại.
7. Đức Giê-su là Đấng mà tôi đã nói: sẽ đến sau tôi nhưng đã có trước tôi, Người cao trọng hơn tôi bội phần, tôi chẳng đáng cởi dây giày cho Người: làm chứng về thiên tính của Đức Giê-su.
8. Gio-an kết luận: Nhờ sự sung mãn của Đức Giê-su mà hết thảy chúng ta, là ki-tô hữu, được nhận hết ơn này đến ơn khác.
Chúa ban ân sủng là sự sáng để nâng đỡ bên trong, và ban chân lý vì các ki-tô hữu đều được chính Thiên Chúa mạc khải cho biết Thiên Chúa là ai. Vì chỉ có Đức Giê-su là Con Một ở trong lòng Chúa Cha biết được Thiên Chúa và mạc khải cho ta biết được mà thôi.
Các ki-tô hữu được liên kết với Chúa Ki-tô và Hội Thánh Người, chẳng những hiểu biết chân lý của Chúa, mà còn hợp thành một cộng đồng trưng bày chân lý của Chúa cho nhân loại: Chúng con hãy yêu thương nhau để người ngoài nhìn thấy chúng con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời.